Trang

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

7 món đồ chơi có sẵn trong nhà mọi đứa trẻ đều mê

Con bạn thường thích đòi cho bằng được một món đồ chơi nào đó rồi chỉ vài hôm sau, món đồ đẹp đẽ đó đã bị quẳng vào một xó quên lãng? Lại có những thứ khác khiến con chơi mê mải tháng ngày mà bố mẹ không hề để ý.

 

Thùng các-tông có thể là thứ đồ chơi khiến bé thích mê.
“Mẹ ơi, mẹ mua cái đó đi, con muốn cái đó, con muốn cái đó”. Đó là tiếng nài nỉ chúng ta thường thấy ở mọi nơi khi trẻ đang trong một cửa hàng bán đồ chơi hoặc khi thấy những hình ảnh quảng cáo đồ chơi trên truyền hình.

Câu trả lời của bạn ư, chắc chắn là không rồi. Con sẽ phải đợi đến sinh nhật, Noel, lúc nào con làm điều gì tốt hoặc lúc bố mẹ muốn khen thưởng. Vào lúc đó, cha mẹ sẽ đầu tư cho những món đồ chơi đã hứa với con mình.

Nhưng chúng sẽ chơi được bao lâu? Trước khi món đồ chơi mới kịp cũ đi một chút, chúng đã bị vứt vào đống đồ hiếm khi được chơi, vào hàng loạt giấc mơ bị quên lãng.

Nếu chúng ta thực sự nghĩ về những đồ chơi trẻ có thể dành thời gian “miệt mài” để chơi, liệu chúng ta có còn chạy theo những đồ chơi mơ ước của con nữa không?

Dưới đây là 7 thứ “đồ chơi” thú vị trẻ thích chơi hơn bất kì thứ đồ chơi nào:

1. Điều khiển ti vi

Các em bé sơ sinh có thể được “bao quanh” bởi rất nhiều đồ chơi kích thích xúc giác có âm thanh, hoặc đồ chơi màu đen và trắng để kích thích thị giác. Nhưng thật ngạc nhiên, đối với một đứa trẻ 5 tháng tuổi, vật đầu tiên mà chúng thích và mong muốn được chơi lại là một chiếc điều khiển ti vi. Một số bố mẹ đã cố gắng kiếm những chiếc điều khiển ti vi cũ để cho con chơi.

2. Thùng các tông

Đừng vội vứt bỏ những thùng các-tông không sử dụng đến. Thực tế, trẻ rất thích được chui vào trong những chiếc hộp và thỏa thích sáng tạo ra những trò chơi trong trí tưởng tượng.
3. Những chiếc túi
Tất cả bạn cần là:

- Một người bạn cùng chơi với trẻ.

- Một cái túi để cho chúng ngồi vào.

- Một trí tưởng tượng phong phú.

4.  Nước

Trẻ sẽ rất thích thú khi được đi biển, ở bể bơi, hồ bơi, trong bồn tắm, hay đơn giản là một thìa nước giả vờ làm… thuốc.

5. Ghế sofa mềm

Không gì có thể mang lại hào hứng cho trẻ hơn là một chiếc ghế sofa mềm. Trẻ có thể thích thú nhảy nhót trên nệm. Ngoài chức năng ngồi thì ghế sofa có thể biến thành một cái hang, cầu trượt, …

6.  Bạn bè cùng tuổi

Tại sao chúng ta có thể dễ dàng trông nom hơn 2 đứa trẻ hơn là chỉ một đứa. Bởi vì chúng có thể chơi cùng với nhau. Thật đặc biệt là môt căn phòng đầy đồ chơi không thể mang lại cho trẻ nhiều thích thú bằng một người bạn. Tuy nhiên, đồ chơi cũng đóng vai trò là đạo cụ trong những trò chơi của trẻ.  Chúng có thể cùng nhau chơi hàng giờ các trò chơi làm bố mẹ, bác sỹ khám bệnh, thủy thủ lái tàu…

7. Giấy

Đây là “đồ chơi” yêu thích của nhiều trẻ. Trẻ có thể ngồi chơi tập trung hàng giờ cùng với giấy để sáng tạo ra những thứ yêu thích mà không hề chú ý đến những thứ xung quanh. Hãy đưa cho trẻ những mẩu giấy màu sắc. Chắc chắn trẻ sẽ tỉ mẩn, bận rộn “mắc kẹt” vào những “dự án” tí hon của chính chúng.

Hướng dẫn cách làm vệ sinh đồ chơi cho bé yêu

Đồ chơi cho trẻ có thể là nguồn gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm, vì vậy cần được thường xuyên giặt sạch, cọ rửa để loại bỏ những nguồn bệnh đó. Đồ chơi mới mua về cũng không nên cho bé chơi luôn mà cần được làm vệ sinh cẩn thận.
 


Thú nhồi bông nhỏ: bạn chỉ cần cho vào một chiếc túi giặt, hoặc vào trong vỏ gối ốm, cột chặt lại rồi giặt máy bằng chế độ giặt quần áo. Sau khi giặt xong bạn sấy hoặc phơi nắng cho khô. Lưu ý sử dụng loại xà phòng giặt chuyên dùng cho quần áo trẻ em, hoặc loại dành cho da nhạy cảm. Có thể dùng nước xả vải để giữ được độ mềm mại của lông thú.

Khi được giặt nhiều lần, các chi tiết nhỏ làm bằng nhựa như mắt, mũi... của các con thú bông thường dễ dàng bong ra, bạn hãy kiểm tra để đảm bảo chúng được gắn chắc chắn, đề phòng bé nuốt phải.

Thú nhồi bông lớn: nếu không thể giặt bằng máy, bạn có thể sử dụng dịch vụ giặt là. Tuy nhiên, các cửa tiệm giặt là ngày nay thường dùng hóa chất tẩy vết bẩn mạnh, cộng thêm mùi thơm khá nồng, khi vừa giặt xong tốt nhất bạn chưa cho bé chơi ngay mà đem phơi vài nắng cho bay bớt mùi và hóa chất.

Khi giặt thú nhồi bông, hãy chọn những ngày có nắng, hoặc nắng to là tốt nhất để phơi khô nhanh hơn. Thú bông sau khi giặt không được phơi khô nhanh chóng thường có mùi khó chịu và dễ sinh sôi vi khuẩn, nấm mốc.

Thú nhồi hạt xốp: bạn mở một lỗ nhỏ trên con thú ở phần đường may, đổ hết hạt xốp vào 1 cái túi rồi buộc kín. Giặt sạch vỏ bằng xà phòng pha loãng rồi phơi khô. Sau khi phần vỏ khô, bạn lại đổ hạt xốp vào rồi khâu kín lại là xong.

Đồ chơi bằng nhựa: Bạn cho đồ chơi muốn làm sạch vào nước xà phòng và ngâm trong khoảng 5 phút. Bạn có thể dùng xà phòng hoặc nước rửa chén bát. Đồ chơi sau khi được ngâm nước xà phòng thì cần phải chà xát lại cho hết những bụi bẩn cả trên bề mặt và bên trong. Tiếp theo, bạn xả sạch nước xà phòng.

Chuẩn bị hỗn hợp nước khử trùng gồm thuốc tẩy clo và nước. Hòa thuốc tẩy trùng vào nước sạch. Thuốc tẩy hòa tan được xem là an toàn trong việc làm sạch đồ chơi trẻ em vì loại nước này có chứa clo bốc hơi nhanh chóng. Bạn ngâm đồ chơi vào nước có thuốc tẩy khoảng 2-3 phút, sau đó xả sạch và sấy hoặc phơi khô.

Đồ chơi bằng gỗ: Đồ chơi bằng gỗ không nên ngâm nước quá lâu bởi lẽ gỗ ngâm nước dễ mủn và nhanh hỏng. Không những vậy, đồ chơi gỗ ngâm nước cũng không tốt cho sức khỏe bé yêu. Rửa sạch đồ chơi cho trẻ sơ sinh sau khi ngâm không quá 5 phút, rồi đặt phơi khô chúng ở chỗ có không khí khô ráo.

Ti giả, gặm nướu: Những đồ chơi cho bé ngậm ví dụ ti giả, đồ ngậm cho bé ngứa lợi… bạn lại càng nên giữ vệ sinh cẩn thận. Bất kỳ lúc nào đồ chơi rơi xuống đất, bạn cũng cần tiệt trùng bằng nước sôi trước khi đưa trở lại vào miệng của bé.

Phát hiện 13 cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em kém chất lượng

Qua kiểm tra 15 cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em tại 8 huyện, thị xã, thành phố, Đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh Phú Yên phát hiện 13 cơ sở vi phạm ghi nhãn hàng hóa và công bố hợp quy.

tre-em-130928.jpg

Sau khi lấy 5 mẫu đồ chơi trẻ em để kiểm tra chất lượng, kết quả có 60% mẫu không đạt chất lượng sản phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em, gồm các loại đồ chơi thú nhún, robot xếp hình, xe thỏ 3 bánh được cung cấp bởi các cơ sở tại TP Hồ Chí Minh. Đoàn thanh tra đã phạt cảnh cáo, buộc các đơn vị phân phối thu hồi các sản phẩm vi phạm.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng và địa phương tập trung lực lượng đấu tranh ngăn chặn tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa từ nay đến Tết Nguyên đán. Đặc biệt chú ý đến các tuyến, địa bàn xung yếu và các mặt hàng trọng điểm, tiêu dùng nhiều vào dịp cuối năm như rượu, bia, thuốc lá, gia súc, gia cầm, quần áo may sẵn; các mặt hàng cấm như pháo, đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực; ngăn chặn hiệu quả tình trạng xuất lậu khoáng sản, nhập lậu xăng dầu…

Vẫn bán đồ chơi trẻ em bị cấm





Nằm trong khuôn viên siêu thị Sài Gòn (Satra Mart) đường 3 Tháng 2, Q.10, TP.HCM, gian hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em, đồ lưu niệm SURI vẫn bày bán các loại đồ chơi trẻ em bạo lực bị cấm. Theo quan sát của chúng tôi, hơn chục khẩu súng nhựa các loại được bày ngay trong tủ kính để khách hàng lựa chọn.

Đặc biệt, ngoài những khẩu súng lục, súng bắn nước, gian hàng này còn bày bán loại súng bắn đạn nhựa dài gần 1m, kiểu dáng giống hệt súng thật, kèm với những bịch đạn bi nhựa đặc ruột. Được biết những loại súng đồ chơi này có khả năng gây tổn thương lớn vì sức công phá mạnh. Tất cả sản phẩm đồ chơi này đều không được dán tem kiểm định chất lượng CR theo quy định vẫn được bày bán với giá 85.000-250.000 đồng/sản phẩm. Khảo sát tại một số điểm bán đồ chơi trẻ em ở Q.5, Q.6, Q.8... sản phẩm đồ chơi trẻ em thú nhún bị cấm lưu hành trên thị trường do chứa chất gây rối loạn sự phát triển của trẻ nhưng vẫn được bày bán tràn lan.
Theo Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, các loại hàng thuộc danh mục hàng cấm nhập bị phát hiện liên tục tăng. Trong quý 3, có 124 vụ (tăng 83 vụ so với cùng kỳ năm trước) vận chuyển, kinh doanh hàng cấm bị kiểm tra, phát hiện. Đặc biệt, mới đây đội quản lý thị trường 6B kiểm tra điểm chứa hàng tại đường Hậu Giang (Q.6) phát hiện hàng ngàn khẩu súng bạo lực nhập lậu. Tất cả hàng hóa đều có xuất xứ từ Trung Quốc, đơn vị đã thực hiện tiêu hủy theo quy định.

Nhựa gia dụng Việt Nam chiếm ưu thế trên thị trường

Các sản phẩm nhựa gia dụng do các doanh nghiệp trong nước sản xuất hiện chiếm đến 90% thị phần nội địa.
Theo báo cáo thống kê của Bộ Công Thương về tình hình sản xuất kinh doanh của ngành nhựa trong 9 tháng đầu năm 2013, các sản phẩm nhựa gia dụng được sản xuất trong nước đã chiếm ưu thế so với các sản phẩm nhựa nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan.
Để đạt được kết quả này, Bộ Công Thương cho rằng, thời gian qua các doanh nghiệp nhựa đã tận dụng tốt phong trào kêu gọi Người Việt dùng hàng Việt và đưa ra các sản phẩm chất lượng tốt, dịch vụ hậu mãi chu đáo cho người tiêu dùng cũng như thường xuyên tham gia các hội chợ trong nước đã giúp người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm dễ dàng hơn.
Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa ở TPHCM cho biết,  sản phẩm nhựa trong nước chiếm 90% thị phần là phản ánh được nỗ lực của các doanh nghiệp trong ngành trong thời gian qua.
“Chúng tôi không có con số chính xác về thị trường nội địa, nhưng so với cách đây 5 năm, sản phẩm nhựa gia dụng của các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm được hơn 50%  thị phần, hiện tại co số này đã tăng lên đáng kể”, vị giám đốc nói trên, phân tích.
Thế mạnh của sản phẩm trong nước là giá rẻ hơn các sản phẩm nhập ngoại từ 20% đến 30% với chất lượng tương đương, do các doanh nghiệ đã đầu tư vào máy móc công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh với hàng nhập ngoại. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trước đây chỉ chú trọng đến xuất khẩu mà ít quan tâm đến thị trường nội địa. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp quay trở lại khai thác thị trường nội địa.
Theo ông Võ Văn Đức Tám, Giám đốc doanh nghiệp Nhựa Chợ Lớn, thị trường trường nhựa gia dụng trong nước vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, ngoài sản phẩm nhựa gia dụng trong gia đình, các sản phẩm đồ chơi cho trẻ em cũng đang hút hàng ở thị trường nội địa. Người tiêu dùng ngày càng tìm đến các sản phẩm nhựa trong nước với niềm tin an toàn hơn các sản phẩm nhập khẩu, cũng là cơ hội để doanh nghiệp nhựa trong nước phát triển.

Đổ xô đi thuê đồ chơi "xịn" cho con

Trẻ nhỏ rất thích có nhiều đồ chơi đẹp nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng có thể đáp ứng, bởi tính “cả thèm chóng chán” của chúng cùng với giá của nhiều loại đồ chơi quá đắt.
Nắm bắt xu thế chung đó, nhiều cửa hàng đồ chơi đã quay sang cho thuê với giá rẻ thay vì ngồi “dài cổ” mà chẳng ai ngó tới.

Với tâm lí đồ rẻ nhanh hỏng, đồ đắt tiếc tiền, nhiều bậc phụ huynh đã “đổ xô” đi thuê đồ chơi cho con. Gặp anh Tiến - một khách hàng đang xách chiếc xe cẩu khá to từ cửa hàng bán đồ chơi trên đường Nguyễn Trực (Huyền Kỳ - Hà Đông, Hà Nội) đi ra, anh cho biết: “Con trai tôi được hơn 4 tuổi, cháu có rất nhiều đồ chơi. Hôm gia đình cho cháu đi siêu thị Co.op mart mua sắm, nhìn thấy chiếc xe cẩu có thể ngồi lái, phát ra âm thanh vui nhộn, cháu khóc đòi mua. Hỏi giá mới biết gần 5 triệu, đắt quá. Thấy người bạn cùng cơ quan mách nước, tôi mới biết đường đến đây thuê, giá thuê có 60 nghìn/tuần. Cháu tha hồ chơi, chán lại trả lại, khỏi phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua”.
 
Người lớn khi mua, thuê đồ chơi về cũng phải để tâm đến con cái, chơi cùng con là biện pháp tốt nhất làm tăng giá trị của những món đồ chơi này. Ảnh minh họa
Cũng chính bởi vậy mà chỉ cần gõ cụm từ “thuê đồ chơi trẻ em”, lập tức google trả về hàng nghìn kết quả liên quan. Dịch vụ này thu hút đông đảo sự chú ý của các bậc cha mẹ có con nhỏ. Các cửa hàng cho thuê online cũng nở rộ theo, nhận được khá nhiều lời nhận xét tích cực từ phía khách hàng.
Đa số đồ chơi cho thuê đều là đồ bền, đẹp, xuất xứ từ Mỹ, Đức, Nhật… Khi mua mới, rẻ cũng vài trăm nghìn, đắt lên đến hàng triệu. Trẻ nhỏ chưa biết giữ, lại nhanh chán, cộng thêm nhiều hộ gia đình diện tích nhỏ, không thể chứa được nhiều loại đồ chơi nên dịch vụ này khi mới xuất hiện đã trở thành chủ đề “hot” để các bà mẹ rỉ tai nhau.
Chị Trà My - chủ cửa hàng bán và cho thuê đồ chơi trẻ em trên đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Tân, Cầu Giấy cho biết: “Cửa hàng mở đã lâu nhưng tình hình kinh tế ngày một khó khăn, thỉnh thoảng mới có vài bậc cha mẹ ghé vào mua đồ chơi cho con. Nhiều đồ chơi như xe ô tô điện điều khiển từ xa, bộ đồ chơi nước, lều bóng, hầm chui hình sâu… có giá dao động từ 3 – 5 triệu đồng, trẻ nhỏ rất thích nhưng cha mẹ “không thích”.
Nhiều bậc phụ huynh cho con vào mua đồ chơi nhưng lại dắt con ra vì món đồ đó vượt túi tiền của họ, thấy các cháu khóc lóc, nhìn rất thương. Tôi đã chuyển sang cho thuê theo tuần hoặc theo tháng. Từ ngày cho thuê, cửa hàng tấp nập hẳn lên”.
Mặc dù các loại đồ chơi mua mới có giá rất “cứng” nhưng khi cho thuê giá lại rất “bèo”. Một tháng chỉ cần bỏ ra 200 nghìn đồng, các bà mẹ có thể cho con chơi đủ các loại đồ chơi, trẻ sẽ không chán. Tuổi thơ của trẻ nhỏ cần có những khoảnh khắc đẹp, được chơi vui vẻ, hồn nhiên sẽ giúp trẻ phát triển rất nhiều.
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều bậc cha mẹ đang đổ thừa trách nhiệm chăm sóc con cái vào đống đồ chơi vô tri vô giác. Do tiếp xúc với đồ chơi quá nhiều, ít được cha mẹ nâng niu, trò chuyện, nhiều trẻ nhỏ dễ mắc chứng bệnh tự kỷ, sợ nói chuyện với người khác, không tự tin trước đám đông… Vì thế, theo lời khuyên của các nhà tâm lý, người lớn khi mua, thuê đồ chơi về cũng phải để tâm đến con cái, chơi cùng con là biện pháp tốt nhất làm tăng giá trị của những món đồ chơi này.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Trò chơi giúp trẻ 1-6 tuổi phát triển trí tuệ

Lên một tuổi, trẻ đã biết đi, sử dụng đồ vật và biết nói nên luôn tò mò khám phá thế giới xung quanh. Cha mẹ có thể cùng trẻ đọc sách, làm quen với chữ cái, các con số và màu sắc…
Việc cùng chơi với con trẻ sẽ giúp làm thắm thêm tình cảm gia đình. Ảnh: TT.

1. 1-3 tuổi
Ở lứa tuổi này, trẻ đã biết đi, biết sử dụng đồ vật, biết nói. Chúng luôn tò mò khám phá thế giới xung quanh mình nên hay đặt câu hỏi vì sao, như thế nào, là gì... Đây cũng là giai đoạn diễn ra cuộc “khủng hoảng tuổi lên 3”, đôi khi trẻ tỏ ra bướng bỉnh, cáu gắt. Những đứa trẻ lên 3 rất thích được khen và được người khác thừa nhận cái tôi của mình.
Dựa vào đặc điểm phát triển trên, cha mẹ có thể tổ chức các trò chơi giúp trẻ phát triển thể chất và trí tuệ như:
- Trò chơi mang tính khám phá: Đọc sách, làm quen với chữ cái, các con số và màu sắc…
- Trò chơi mô phỏng: Làm việc nhà, đóng kịch, hát…
- Trò chơi mang tính sáng tạo: Xếp hình, lắp ghép, hóa trang, nặn đất sét, tô màu.
- Trò chơi vận động: Tập đi xe lắc và xe đạp 3 bánh. Có thể khuyến khích trẻ nhảy và lắc mình theo những điệu nhạc sôi động.
Có thể sử dụng một số loại đồ chơi thích hợp với từng dạng hoạt động:
- Trò chơi phát triển thể chất: Có thể bố trí những quả bóng nhựa để trẻ chạy, đuổi bắt; ôtô, tàu hỏa nhựa có thể di động được; các loại xe ba bánh cho trẻ đẩy, đạp, vận động ngoài trời...
- Phát triển trí tuệ: Đất nặn, giấy bút cho trẻ vẽ nguệch ngoạc; các đồ chơi hình hộp để trẻ lắp ghép, đặc biệt đồ chơi hình khối bằng gỗ…
- Phát triển tình cảm: Các con vật xinh xắn bằng nhựa, điện thọai giả, gỗ hay búp bê bằng vải... để trẻ ôm ấp, bắt chước người lớn chăm sóc, yêu thương, hướng đến tình yêu và trách nhiệm...
2. 3-5 tuổi
Đây là giai đoạn khả năng tư duy và ngôn ngữ phát triển mạnh. Ý thức của trẻ tuy chưa hoàn thiện nhưng đang trong giai đoạn hình thành. Chúng có thể biết và thể hiện sắc thái, cảm xúc khá chính xác, có thể tự chăm sóc bản thân. Trẻ 3-5 tuổi khá nhanh nhẹn, thích vận động và chạy nhảy, thích bắt chước người lớn và muốn chứng tỏ mình đã lớn.
Một số trò chơi thích hợp đối với lứa tuổi này:
- Đọc sách.
- Đóng vai.
- Oẳn tù tì.
- Nhảy lò cò.
- Thả diều.
- Đi xe đạp.
- Xếp hình.
- Tập đếm, nhận biết màu sắc, con số, chữ cái.
3. 5-6 tuổi
Ở giai đoạn này, trẻ phát triển nhanh về mọi phương diện. Ý thức cái tôi phát triển mạnh nên chúng luôn muốn mình ở vị trí trung tâm. Trẻ cũng rất nhạy cảm. Đặc biệt đây là giai đoạn bản lề chuẩn bị cho bé vào lớp 1.
Một số dạng trò chơi phù hợp giúp trẻ phát triển toàn diện như:
- Đi dã ngoại, khám phá thế giới tự nhiên.
- Các trò chơi thủ công: Cắt dán, nặn đất sét, gấp máy bay, cắt quần áo cho búp bê…
- Đi xe đạp.
- Chơi đóng vai theo chủ đề.
- Tập đếm và toán học: Que tính, bàn tính…
- Giúp mẹ một số công việc nhà phù hợp.
- Chơi các loại nhạc cụ…

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Thị trường đồ chơi trẻ em: "Sốt" đồ chơi ăn theo phim

Nếu như những năm trước đây, thị trường đồ chơi trẻ em chỉ thuần túy là những bộ xếp hình, ô tô, máy bay, búp bê... thì nay, trào lưu đồ chơi ăn theo những bộ phim được công chiếu trên kênh thiếu nhi Bibi đang trở nên “hút khách”.

Đồ chơi rô bốt trái cây từng làm trẻ em mê mẩn
Bibi có phim gì, thị trường đồ chơi có sản phẩm đó
Hơn một năm trước đây, "cơn lốc" rô bốt trái cây ăn theo phim trên kênh Bibi đã làm trẻ em mê mẩn. Nhiều trẻ em đã "ăn", "ngủ", "chơi" cùng rô bốt trái cây. Cơn lốc qua đi, giờ đây nhường lại cho những món đồ chơi mới theo từng bộ phim hay game trên kênh truyền hình dành cho thiếu nhi Bibi.
Nắm bắt được thị hiếu của trẻ nhỏ, các cửa hàng bán đồ chơi trẻ em đều bày bán những món đồ chơi này. Nếu như trước đây, phải mất vài trăm nghìn mới có thể mua được một chiếc ô tô đồ chơi, máy bay... thì hiện nay, chỉ cần từ vài chục đến hơn 100.000 đồng là người mua có thể sở hữu sản phẩm này. Tuy nhiên, dù giá rẻ như vậy, nhưng loại đồ chơi này vẫn rất ế ẩm. Tại cửa hàng số 301, phố Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội, chủ cửa hàng cho biết, hàng bán chạy nhất hiện nay là các loại đồ chơi được giới thiệu trên kênh Bibi như: bộ xếp hình ninja, biệt đội siêu nhân, chiến cơ siêu hạng, con quay Tosy... Giá bán giao động từ hơn 10.000 đồng đến hơn 300.000 đồng/sản phẩm.
Không chỉ các cửa hàng đồ chơi ở quận Long Biên bày bán các đồ chơi đó, mà tại các cửa hàng trên phố Lương Văn Can, Hà Nội cũng cực kì nhạy bén trong việc đoán biết thị hiếu trẻ em. Để phục vụ nhu cầu của các "thượng đế nhí", hầu như cửa hàng nào trên phố này cũng có đủ loại đồ chơi, đặc biệt là các loại đồ chơi ăn theo kênh truyền hình đang gây “sốt”, chỉ riêng bộ xếp hình ninja mà cũng có tới 5-7 loại, giá từ 35 đến hơn 100.000 đồng/bộ, bộ càng đắt tiền thì càng có nhiều mô hình.
Xu hướng mua đồ chơi theo phim còn thịnh hành hơn ở các cửa hàng đồ chơi ngay tại cổng các trường tiểu học, tại các cửa hàng này, loại đồ chơi nào cũng có. Theo một chủ cửa hàng trước cổng trường tiểu học Ngọc Thụy, Gia Lâm, Hà Nội trẻ em thường trao đổi với nhau về những món đồ chơi mà chúng thích, bởi vậy, hiệu ứng từ kênh truyền hình Bibi khiến cho cửa hàng này bán đồ chơi rất chạy. Riêng bộ chiến cơ siêu hạng, ngày cao điểm bán được gần 30 bộ. Có thể nói, hễ kênh Bibi chiếu phim nào là thị trường đồ chơi lại tràn ngập các sản phẩm ăn theo, người tiêu dùng chỉ biết móc túi để chiều theo những ý thích của trẻ nhỏ.
Khó quản lý đồ chơi ở cửa hàng nhỏ lẻ
Dù quy định về dán tem hợp chuẩn CR cho tất cả đồ chơi trẻ em có hiệu lực từ ngày 15/9/2010, nhưng cho đến nay, chỉ những cửa hàng lớn hoặc các siêu thị mới chấp hành tốt việc này. Còn vào bất kì cửa hàng nhỏ lẻ nào, người mua hàng phải tìm mỏi mắt mới thấy được một sản phẩm có dán tem hợp quy chuẩn. Ở nhiều cửa hàng, chỉ khi khách hàng hỏi đồ chơi có dấu kiểm định chất lượng, thì người bán cũng đưa ra một vài sản phẩm để “làm chứng”.
Nhiều phụ huynh mua đồ chơi cho con theo ý thích mà bỏ quên vấn đề an toàn
Một điều dễ nhận thấy ở những cửa hàng nhỏ lẻ, hay những quầy hàng ở trong chợ dân sinh hoặc cửa hàng ở cổng trường, 100% những đồ chơi được bán ở đây đều không có dấu hợp quy. Điều đáng nói là, người dân hầu như rất thờ ơ về vấn đề này. Khi mua sản phẩm, hầu như không có ai quan tâm đến tem CR mà chủ yếu mua đồ chơi theo ý thích của trẻ nhỏ.
Theo đại diện Đội quản lí thị trường số 1, Chi cục quản lí thị trường Hà Nội, dù lực lượng quản lí thị trường có cố gắng đến đâu, nhưng để xử lí dứt điểm việc chấp hành dán tem hợp chuẩn là điều rất khó thực hiện. Bởi để đối phó với các lực lượng chức năng, các tiểu thương chỉ bày bán rất ít, với số lượng hàng như vậy, quy định xử phạt chỉ là hành chính, không đủ sức dăn đe.
Ông Trần Quốc Tuấn - Cục trưởng cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng), cho biết cơ quan này chỉ kiểm tra chất lượng và dán tem hợp chuẩn cho những đồ chơi được nhập theo đường chính ngạch. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay, có đến gần 90% là đồ chơi được nhập theo đường tiểu ngạch, bởi vậy, rất khó quản lý. Bên cạnh ý thức người bán và người mua chưa cao thì chế tài xử phạt nhẹ, không đủ răn đe, dẫn đến việc, thị trường đồ chơi vẫn còn nhiều đồ chơi không hợp chuẩn.
Sự nguy hại từ đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc đã được thế giới cảnh báo, nhưng dường như người tiêu dùng Việt Nam vẫn rất thờ ơ. Nâng cao nhận thức người dân nhận biết các sản phẩn đạt chuẩn về chất lượng cùng với việc xử phạt mạnh tay đối với các đơn vị, cá nhân không tuân thủ những quy định về kinh doanh đồ chơi trẻ em sẽ là công việc phải làm ngay của cơ quan chức năng trong thời gian tới.

Chất độc tràn ngập trên đồ chơi trẻ em

Đồ chơi gây độc hại cho trẻ em do các chất liệu chế tạo đang là mối quan tâm hàng đầu trên thế giới. Trong năm nay, Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng của Mỹ (CPSC) đã thu hồi hàng triệu sản phẩm khác nhau dành cho trẻ em có liên quan đến chì.
Nhiều mối nguy
Chỉ riêng ở Mỹ, hơn 310.000 trẻ em từ 6 tuổi trở xuống đã bị ngộ độc chì. Năm ngoái, một bé trai 4 tuổi ở Minnesota đã chết vì ngộ độc chì.

Tuy trẻ tử vong do ngộ độc chì là hiếm hoi nhưng vì chì thâm nhập vào trong máu và não đứa trẻ nên nó thường dẫn đến giảm trí thông minh, khả năng học tập kém cỏi, thính lực có vấn đề và có các hành vi chống lại xã hội. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh tật, chỉ cần trẻ nuốt phải một mẩu sơn với kích cỡ bằng cái móng tay, lượng chì đã đủ để ngấm vào máu.


Theo trang web MSN Health & Fitness, hầu hết số đồ chơi bị thu hồi đều được sản xuất ở Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài chì, cadmi – một thứ kim loại cực kỳ độc hại – thường được sử dụng trong kỹ thuật mạ điện và mạ kẽm, vốn có trong các món đồ chơi và trang sức cho trẻ em.


Người ta hấp thu cadmi khi hít vào. Nhiễm cadmi sẽ làm tổn hại hệ thống hô hấp, từ đó sẽ gây ra chứng phù phổi và một số trường hợp có thể bị tử vong.


Thoạt đầu, các nhà sản xuất đồ chơi Trung Quốc đã thường sử dụng chì vì nó rẻ hơn so với các kim loại không độc hại nhưng giá cao. Thế rồi, chì được phát hiện trong đồ chơi và đồ trang sức của trẻ em, người tiêu dùng cảnh giác đã có phản ứng quyết liệt.


Thế là chì bị cấm sử dụng. Các nhà sản xuất đồ chơi Trung Quốc sau này mới âm thầm chuyển sang sử dụng cadmi, một kim loại cực độc. Nó cực độc cả khi nuốt vào bụng lẫn khi hít vào.


Ngoài ra, qua kiểm tra hơn 4.000 sản phẩm dành cho trẻ em trong vòng ba năm qua, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Sinh thái, một tổ chức phi lợi nhuận ở Michigan (Mỹ), một phần ba số món đồ chơi được kiểm tra (32%) vẫn còn chứa một hoặc nhiều hóa chất có hại cho sức khỏe, gồm chì, cadmi, thạch tín và thủy ngân.
PVC – chất dẻo xấu.
Ngăn chặn ngộ độc chì

Loại bỏ những món đã bị tróc sơn; rửa sạch đồ chơi thường xuyên; không nên để trẻ đói khi chơi đồ chơi bởi chì sẽ dễ hấp thu hơn trong lúc bụng trống.
Theo trang web HealthyStuff.org, 42% đồ chơi được kiểm nghiệm làm bằng chất dẻo PVC. Trong ba năm qua, tỉ lệ phần trăm này vẫn giữ nguyên. PVC là chất dẻo xấu nhất xét về mặt sức khỏe và môi trường bởi nó tạo ra những mối nguy hiểm to lớn trong việc sản xuất, khi sử dụng và cả khi vất bỏ; đồng thời, nó còn chứa các chất phụ gia nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Chì, cadmi và các kim loại nặng khác cũng thường được cho thêm vào các sản phẩm làm bằng chất dẻo PVC.

Bà Sunita Narayan, Giám đốc CSE, cho biết gần một nửa số đồ chơi được kiểm nghiệm đã vượt quá giới hạn về an toàn được quốc tế chấp nhận. Hầu hết những đồ chơi này được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và mốt số món được sản xuất ở Ấn Độ.


Cuộc nghiên cứu kể trên phát hiện rằng trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị nguy hiểm nhất do chúng thường có xu hướng đưa đồ chơi vào miệng.


Bà Sunita Narayan nhận định: “Trẻ em dưới 3 tuổi nhiều khả năng dễ bị nhiễm phthalate bởi vì chúng có xu hướng nhai và mút các món đồ chơi bằng chất dẻo. Đồng thời, các hệ trao đổi chất, nội tiết và sinh sản của trẻ còn non nớt nên chúng cũng dễ bị nguy hiểm hơn”.

Đồ chơi trẻ em: Bao giờ hàng nội “lên ngôi”?

Hiện nay, trên thị trường, đồ chơi trẻ em do Trung Quốc sản xuất chiếm 90% thị phần vì mẫu mã đa dạng, giá rẻ. Vì vậy, hàng sản xuất trong nước khó lòng cạnh tranh và "sân chơi" này gần như đã dành cho hàng ngoại...
Vắng bóng hàng nội
Dạo qua phố Lương Văn Can, Hàng Mã (Hà Nội), dễ dàng nhận thấy, ở đây chủ yếu bán đồ chơi nhập khẩu, với đủ mọi chủng loại, mẫu mã, tính năng… và màu sắc rất bắt mắt. Đặc biệt, giá cả cũng rất phong phú: từ vài nghìn cho đến vài trăm nghìn đồng. Thế nhưng, chất lượng và độ an toàn ở những mặt hàng này lại là câu hỏi đang bị bỏ ngỏ. Nhận thức được điều này, người tiêu dùng có xu hướng chọn đồ chơi do các doanh nghiệp (DN) trong nước sản xuất. Buồn thay, đồ chơi nội ở đây được bày bán với số lượng quá khiêm tốn và mẫu mã đơn giản.
Chị Lan Anh (Lê Trọng Tấn – Hà Nội) cho biết: Tôi có con 3 tuổi, muốn mua một số sản phẩm đồ chơi bằng gỗ do Việt Nam sản xuất, có tính an toàn cao. Nhưng, tìm đến các phố chuyên bán đồ chơi cho trẻ em, chủ yếu là các sản phẩm nhập ngoại. Theo sự chỉ dẫn của bạn bè, tôi đến một số cửa hàng bán sách, hy vọng sẽ tìm được!
Theo nhận định của các nhà phân phối và kinh doanh đồ chơi trẻ em: Trên thị trường hiện nay, phần lớn mặt hàng này do nước ngoài sản xuất. Trong đó, hàng Trung Quốc chiếm đến 90% bởi mẫu mã đa dạng, giá rẻ nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, đồ chơi trẻ em do trong nước sản xuất khó cạnh tranh.
Tuy nhiên, đồ chơi ngoại đang gây nhiều nghi ngại cho các nhà quản lý và các bậc phụ huynh về chất lượng và độ an toàn. Thực tế cho thấy, nhiều đồ chơi trẻ em được bày bán trên thị trường được ghi bằng tiếng nước ngoài mà không có phụ đề tiếng Việt, nên rất khó xác đinh nguồn gốc cũng như những cảnh báo nguy hiểm cho người sử dụng. Thậm chí, có những sản phẩm không có tem quy chuẩn an toàn bắt buộc gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ em. Vì thế, người tiêu dùng đang có xu hướng quan tâm đến những sản phẩm đồ chơi an toàn do chính DN trong nước sản xuất.
Cơ hội cho hàng Việt
Đồ chơi thông minh bằng gỗ đang là sự lựa chọn của nhiều phụ huynh
Nắm bắt xu hướng của người tiêu dùng, nhiều DN trong nước đã tập trung phát triển mặt hàng này. Sản xuất các sản phẩm đồ chơi giáo dục bằng gỗ đang là thế mạnh của các DN Việt Nam. Điển hình như Công ty CP Sản xuất & Thương mại Etic Việt Nam (chuyên sản xuất các sản phẩm đồ chơi thông minh bằng gỗ). Ông Hoàng Mạnh Cường – Giám đốc Công ty cho biết: Ngay từ khi mới ra đời, Công ty đã xác định cho mình hướng đi riêng, đó là chú trọng nghiên cứu, sản xuất đồ chơi mang thương hiệu Việt Nam, mang tính giáo dục cao cho trẻ em, nhưng phải thực sự an toàn cho người sử dụng. Qua đó, tạo điều kiện để trẻ em Việt Nam phát triển đầy đủ về trí tuệ và thể chất.
Vấn đề an toàn trong đồ chơi dành cho trẻ em đã được nhiều nước có nền kinh tế phát triển quan tâm từ lâu, nhưng ở Việt Nam mới bắt đầu được chú ý tới. Đây cũng là tiêu chí cơ bản của DN sản xuất đồ chơi ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự đơn giản trong thiết kế, mẫu mã, màu sắc, đặc biệt giá thành còn khá cao đã gây e ngại cho người tiêu dùng. So sánh cùng một thị trường, một sản phẩm giống nhau thì chi phí sản xuất tại Việt Nam đắt hơn 10 - 15%. Ví dụ, cùng chiếc bảng gỗ do Trung Quốc sản xuất có giá 25.000 đồng, còn sản phẩm do Việt Nam sản xuất lên tới 40.000 đồng.
Thực tế cho thấy, đồ chơi gỗ hiện nay vẫn chủ yếu nhắm vào khách hàng thu nhập trung bình khá trở lên. Thị trường chính vẫn là các thành phố. Việc mở rộng thị trường về nông thôn (nơi chiếm 70% dân số Việt Nam) là điều không hề dễ dàng. Tại đây, đồ chơi Trung Quốc vẫn chiếm lĩnh thị trường với ưu thế mẫu mã đa dạng và giá rẻ.
Để đồ chơi giáo dục bằng gỗ tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là khách hàng nông thôn, nhiều ý kiến cho rằng: Với nền kinh tế trong nước đang còn nhiều khó khăn thì mô hình liên kết kinh doanh là thích hợp giữa các DN vừa và nhỏ. Như vậy, sẽ tiết kiện chi phí khá lớn cho DN trong khẩu quảng cáo sản phẩm giúp hạ giá thành.
Ngoài ra, cũng cần có chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho các DN tham gia thị trường này để mang lại những sản phẩm an toàn, hữu ích cho sự phát triển trí tuệ của trẻ em. Có như vậy, đồ chơi trẻ em do DN trong nước sản xuất mới có vị thế trên thị trường và cạnh tranh được với hàng ngoại nhập.

Bảo vệ trẻ em trước đồ chơi bạo lực: Quan trọng nhất vẫn là giáo dục

Khảo sát thị trường đồ chơi Trung thu năm nay vẫn thấy đồ chơi bạo lực được bày bán công khai ở nhiều địa bàn. Nhiều phụ huynh vẫn mua cho con dao, kiếm, súng ống… mà không biết rằng những đồ chơi này luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn thương tích cũng như ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách trẻ em.
"Nhân nào quả ấy"
Theo PGS - TS Trần Thu Hương, Phó Chủ nhiệm khoa Tâm lý, Trường ĐH KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội), đồ chơi bạo lực ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Cụ thể: Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều có một khí chất nhất định, dưới tác động của điều kiện gia đình, môi trường, khí chất ấy sẽ phát triển theo một hướng nào đó. Nếu phụ huynh cho trẻ chơi đồ chơi hợp lý thì sẽ giúp tăng cường phát triển yếu tố tốt trong khí chất, giúp con phát triển tốt về mặt tâm lý. Nhưng nếu cho trẻ chơi những đồ chơi bạo lực thì sẽ vô tình định hình nên một xu hướng phát triển xấu. Bởi lẽ, khi trẻ tham gia vào mối quan hệ với đồ chơi, chúng sẽ học cách ứng xử và các mối quan hệ ở trong đó rồi đem ứng dụng vào cuộc sống thực. Trên thực tế, trẻ bắt đầu phát triển nhân cách từ 3 tuổi, thậm chí sớm hơn. Trong độ tuổi này, nếu phụ huynh cho trẻ chơi đồ chơi bạo lực thì trẻ dễ học theo các hành vi bạo lực và hình thành nên tính gây hấn. "Càng chơi nhiều đồ chơi bạo lực bao nhiêu thì tính gây hấn của trẻ càng lớn bấy nhiêu và dần dần đây sẽ trở thành một đặc điểm trong nhân cách của trẻ", TS Trần Thu Hương nhận định.

Nhiều loại đồ chơi bạo lực được bày bán công khai trên nhiều tuyến phố.
Theo các nhà nghiên cứu, hậu quả của việc chơi đồ chơi bạo lực là rất lớn. Đặc biệt, đồ chơi hiện nay được sản xuất theo các bộ phim hoạt hình, do đó trẻ vừa được xem ti vi vừa ứng dụng vào trong trò chơi, góp phần thúc đẩy nhanh chóng hành vi gây hấn của trẻ. Do đó, nếu người lớn không có biện pháp điều chỉnh thì càng về sau tính gây hấn ở trẻ càng phát triển mạnh, dẫn đến việc cứ mỗi khi tham gia một mối quan hệ nào đó thì tính gây hấn thường trực sẽ chỉ huy hành động cũng như suy nghĩ của trẻ.

Nên cho con chơi thế nào?

Theo quan sát, thị trường đồ chơi Trung thu năm nay không khác nhiều so với các năm trước và vẫn có nhiều đồ chơi bạo lực. Sở dĩ có tình trạng này bởi vì nhiều bậc phụ huynh vẫn thích mua những đồ chơi đó cho con, đặc biệt là thường mua cho trẻ trai từ 3 đến 5 tuổi. Thực tế cho thấy, ở những gia đình bố mẹ có trình độ học vấn cao thì họ thường mua tặng con các đồ chơi thúc đẩy tư duy sáng tạo. Còn những gia đình phải lao động chân tay nhiều, hay những gia đình ít có thời gian dành cho con thì thường chiều con và mua cho chúng bất kỳ đồ chơi nào chúng thích, trong đó rất nhiều phụ huynh đã mua cho con chơi đồ chơi bạo lực. Làm cách nào để giảm đồ chơi bạo lực trên thị trường hiện đang là một bài toán khó.

Trước tình trạng đồ chơi bạo lực tràn lan và không dễ ngăn chặn, cách duy nhất để bảo vệ trẻ là giáo dục cho chúng cách chơi. Theo TS Trần Thu Hương, có thể vẫn cho trẻ chơi trò chơi ấy nhưng bố mẹ phải dạy trẻ hạn chế tính bạo lực. Ví dụ, khi trẻ chơi trò đấu xe ô tô, do trẻ không biết tiết chế hành vi cảm xúc nên chúng nghĩ càng cho xe đâm mạnh vào nhau càng tốt thì bố mẹ phải nhắc trẻ không được chơi như vậy, mà nên chơi theo cách 2 ô tô làm bạn với nhau. Tức là bố mẹ phải dành thời gian chơi với trẻ, hướng dẫn trẻ cách chơi thế nào để tăng mối quan hệ thân thiện, tiết giảm mối quan hệ bạo lực hay hành vi gây hấn. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ chơi xếp hình, lắp ghép để thúc đẩy tư duy hoặc hướng trẻ vào những trò chơi đóng vai bác sĩ, nấu ăn, bán hàng…

Một biện pháp khác để giảm thiểu tính bạo lực là cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, đưa chúng tham gia vào một tập thể và đương nhiên hành vi của trẻ sẽ theo chiều hướng của tập thể. Các trò chơi truyền thống như bấu nụ xòe hoa, làm pháo bằng đất sét, chơi nhảy lò cò… đều mang tính tập thể và tiết giảm rất nhiều tính bạo lực, vì chơi tập thể là phải có thỏa thuận và để bảo đảm tính thỏa thuận ấy thì phải không có tính gây hấn. Nhưng trong thực tế hiện nay, việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ không dễ, bởi nhịp sống thời hiện đại khiến chúng không có nhiều thời gian chơi mà các bậc phụ huynh hiện cũng đang quá chú trọng việc phát triển tính cá nhân của trẻ. Đây cũng là lý do khiến các trò chơi dân gian thường chỉ được tổ chức vào những dịp hội hè.

Trẻ em chọn đồ chơi theo đặc trưng giới tính

Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay khi có khả năng nhận biết, các bé gái đã chọn ngay những con búp bê ngộ nghĩnh để chơi và các bé trai thì không do dự chọn cho mình đồ chơi ô tô.
Những nỗ lực của ba mẹ để chỉ đạo, định hướng cho trẻ chơi những đồ chơi mà ba mẹ muốn luôn gặp thất bại bởi các cô bé và cậu bé sẽ chọn đồ chơi đặc trưng cho giới tính của mình.
Tiến sĩ tâm lý học Brenda Todd và Sara Amalie O’Toole Thommessen đến từ Đại học London đã tiến hành một thử nghiệm liên quan đến 90 trẻ sơ sinh từ 9 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi. Những đứa trẻ này được lựa chọn đồ chơi cho mình từ 7 món đồ chơi có sẵn.
Các em bé được đặt cách xa đống đồ chơi 1m, và có thể chọn trong đống đồ chơi đó cho đến bao giờ họ hài lòng. Sự lựa chọn của các em và khoảng thời gian các em dành cho việc chơi từng loại đồ chơi được ghi chép lại cẩn thận.
Các cậu bé đã chọn ngay cho mình chiếc xe ô tô, quả bóng, hay chiếc máy xúc. Còn các cô bé lại lựa chọn cho mình bông hồng, búp bê và bộ đồ nấu ăn.

Mô tả ảnh.
Trẻ em biết lựa chọn đồ chơi theo xu hướng hình thành sở thích của mình
Trong số các em nhỏ tuổi nhất (từ 9 đến 14 tháng), các bé gái đã dành đáng kể thời gian để chơi với các em búp bê, còn các bé trai thì dành nhiều thời gian để chơi với xe và bóng. Trong số các em từ 2 đến 3 tuổi, các bé gái dành 50% thời gian để chơi búp bê, trong khi chỉ có 2 cậu bé chạm vào búp bê trong một thời gian ngắn. Các cậu bé đã dành gần 90% thời gian của mình để chơi với xe hơi, trong khi các cô bé hầu như không động tới.
Tiến sĩ Brenda Todd cho biết: “Trẻ em trong độ tuổi này đã biết lựa chọn đồ chơi theo xu hướng hình thành sở thích của mình, bé trai sẽ chọn những đồ chơi có thể di chuyển được còn bé gái thì chọn đồ chơi có thể nuôi nấng, chăm sóc”.
Thông qua sự quan tâm đặc biệt của các em dành cho các loại đồ chơi, phát hiện này còn cho thấy có một sự thiên vị nội tại trong các em. Lý giải cho điều này, tiến sĩ Brenda Todd nói: “Có một cơ sở sinh học cho sự lựa chọn của trẻ em. Phái nam thông qua quá trình tiến hoá đã được điều chỉnh để thích vật thể di động, có thể là thông qua bản năng săn bắn, trong khi các bé gái thích các màu sắc ấm như màu hồng và thích được bế ẵm một em bé mới sinh”.

Thị trường đồ chơi gỗ công nghiệp: Còn nhiều dư địa

Với xu hướng sản phẩm đồ chơi trẻ em chuyển từ đơn thuần để vui chơi sang vừa chơi vừa tư duy, phát triển trí tuệ, nhu cầu tiêu thụ đồ chơi gỗ những năm qua tại VN đã nhanh chóng tăng cao, nhưng cho đến nay mới chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu thị trường này.


Đồ chơi gỗ hiện nay vẫn chủ yếu nhắm vào khách hàng thu nhập trung bình khá trở lên
ở các thành phố, chứ chưa đến được với vùng nông thôn
Theo số liệu thống kê, hiện mỗi năm tổng doanh thu của ngành đồ chơi gỗ trên toàn thế giới đạt từ 10-15 tỷ USD. Vị trí dẫn đầu của mặt hàng này hiện nay là Trung Quốc, chiếm lĩnh khoảng 85% thị phần toàn thế giới. Tiếp đó là các nước Đức, Thái Lan, Ấn Độ. Với khoảng 20,8 triệu trẻ em độ tuổi từ 0-12, VN được đánh giá là thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp đồ chơi trẻ em, nhất là khi mức sống ngày càng được cải thiện. Song tại thị trường trong nước, sản phẩm đồ chơi gỗ xuất xứ Trung Quốc đang chiếm đến 70% và hấp dẫn mạnh mẽ bởi sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại và giá rẻ.
Xa thị trường nông thôn
Lãnh đạo một DN sản xuất đồ chơi gỗ  tại Hà Nội cho biết, sản xuất đồ chơi gỗ cần khá nhiều nhân công với nguồn nguyên liệu chính là gỗ cao su và gỗ thông. Tuy nhiên, do gỗ thông của VN chứa khá nhiều dầu nên các DN vẫn phải nhập gỗ này từ Australia và New Zealand. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến giá thành sản phẩm đồ chơi VN thường cao hơn các sản phẩm cùng loại được sản xuất từ Trung Quốc từ 10 - 15%. Ví dụ, cùng chiếc bảng gỗ do Trung Quốc sản xuất có giá 25.000 đồng,còn sản phẩm do VN sản xuất lên tới 40.000 đồng.
Theo các chuyên gia, đồ chơi gỗ đòi hỏi phụ huynh phải chơi cùng trẻ để hướng dẫn cho trẻ. Thêm vào đó, đồ chơi gỗ không có nhiều tính năng như đồ chơi nhựa, không có đèn sáng nhấp nháy, âm thanh vui tai, nút điều khiển… nên cũng là một hạn chế khi ra thị trường.
Thực tế cho thấy, đồ chơi gỗ hiện nay vẫn chủ yếu nhắm vào khách hàng thu nhập trung bình khá trở lên ở các thành phố, việc mở rộng thị trường tới nông thôn quá khó khăn, dẫu rằng ít nhất 70% số trẻ em VN sống ở đó.
Chọn lối nào?
Theo kết quả nghiên cứu mà Cty CP thương mại dịch vụ Nkind vừa công bố, các sản phẩm đồ chơi, thời trang dành cho trẻ em có giá trị lên tới 1,1 tỉ USD. Còn một nghiên cứu gần đây liên quan đến các mặt hàng dành cho trẻ em của Cty Nghiên cứu thị trường FTA cũng đưa ra con số có đến 52% bà mẹ được hỏi cho biết họ ưu tiên chọn đồ chơi sản xuất trong nước. Như vậy, cơ hội cho các DN trong nước là rất lớn.
Cần có chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho các DN tham gia sản xuất đồ chơi trẻ em an toàn, trí tuệ...
Theo các chuyên gia, để ngành đồ chơi giáo dục VN phát triển, đến được nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là khách hàng nông thôn thì mô hình liên kết kinh doanh là thích hợp giữa các DNNVV. Thêm vào đó, các DNVN cần mở rộng mạng lưới hàng hóa qua các kênh truyền thống là chợ, cửa hàng tạp hóa ở các vùng tỉnh lị, nông thôn, thay vì chỉ tập trung vào kênh siêu thị, cửa hàng sách tại các TP lớn như hiện nay.
Chiến lược sản xuất kinh doanh cũng là điểm cần chú ý đối với các DN trong nước. Theo đánh giá của các chủ cửa hàng đồ chơi trên thị trường, hầu hết các loại đồ chơi hot trên thị trường hiện nay đều ăn theo phim ảnh, đánh vào tâm lý trẻ con mê phim hoạt hình. Trước đây là bộ Yoyo, sau này có robo trái cây và hiện là huyền thoại sân cỏ GGO, đều là dạng sản phẩm ăn theo phim hoạt hình… Tuy nhiên, khi phim ngừng chiếu trên các kênh thì lượng tiêu thụ đồ chơi trên thị trường sẽ giảm như trường hợp robo trái cây hiện nay. Chưa kể độ rủi ro truyền thông khá cao, như phim hoạt hình Robo Trái cây vừa qua đã chịu phản ứng tiêu cực vì lý do nội dung bạo lực…
Nhưng có lẽ, trong bối cảnh hiện nay, cũng cần có chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho các DN tham gia thị trường này để mang lại những sản phẩm an toàn, hữu ích cho sự phát triển trí tuệ của trẻ em, để DN sản xuất đồ chơi trong nước có thể khẳng định được vị thế trên thị trường và cạnh tranh được với hàng ngoại nhập.

Giúp bé rèn luyện trí não và giác quan

Các chuyên gia khuyến khích cha mẹ nên cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với đồ chơi để nuôi dưỡng và phát triển các giác quan cho bé.
Hầu như các bậc cha mẹ đều biết rằng những năm tháng đầu đời của bé là vô cùng quan trọng nhưng làm thế nào để giúp trẻ phát triển các giác quan và rèn luyện trí não một cách hiệu quả nhất?
Theo các nghiên cứu gần đây, não bộ không được xác định hoàn toàn bởi yếu tố di truyền, mà nó được hình thành theo thời gian nhờ quá trình rèn luyện. Các kỹ năng căn bản như lắng nghe, nhìn, cầm, nắm, cảm nhận màu sắc… không phải tự nhiên mà có, chúng phải được tiếp xúc và tập luyện từ những ngày bé còn nằm trong nôi. Để nuôi dưỡng và phát triển các giác quan cho bé, ngoài tình yêu thương và sự kiên nhẫn, các chuyên gia cũng khuyến khích các bậc cha mẹ nên cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với những sản phẩm đồ chơi để bé có cơ hội quan sát chúng và nhận biết những điều mới mẻ quanh mình. Điều này sẽ giúp các giác quan của bé phát triển và dần dần trẻ có thể nhận biết các sự vật, con người xung quanh.
Giúp bé rèn luyện trí não và giác quan - 1
 Giúp bé phát triển các giác quan bằng các đồ chơi hỗ trợ
Giúp bé rèn luyện trí não và giác quan - 2
Bé và “bạn” đồ chơi treo xe đẩy cùng mẹ ra phố
Nhưng làm thế nào để chọn được những sản phẩm thật phù hợp và an toàn cho bé là một vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm hiện nay. Lời khuyên từ các chuyên gia là nên chọn đồ chơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và từ những thương hiệu có uy tín trên thế giới. Tại thị trường Việt Nam đã xuất hiện thương hiệu đồ chơi Fehn dành cho các bé từ 0 đến 3 tuổi. Fehn là thương hiệu nổi tiếng của Đức chuyên sản xuất đồ chơi và phụ kiện cao cấp dành cho trẻ em – đặc biệt trẻ sơ sinh. Các sản phẩm đồ chơi Fehn ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn để hỗ trợ cho sự phát triển của bé. Fehn sử dụng chất liệu mềm mại cho da em bé, chất lượng và độ bền cao. Tất cả mọi sản phẩm đều được kiểm duyệt an toàn theo tiêu chuẩn Châu Âu của LGA QualiTest GmbH – cơ quan kiểm định đồ chơi hàng đầu tại Đức.
Giúp bé rèn luyện trí não và giác quan - 3
Đồ chơi tăng cường phát triển giác quan cho bé
Fehn cung cấp nhiều sản phẩm có tính năng riêng biệt, đồ chơi tăng cường phát triển giác quan, bộ đồ chơi treo nôi, treo xe đẩy, đồ dùng cá nhân cho trẻ. Các loại đồ chơi BabyFehn giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động, tăng cường tính sáng tạo và kích thích giác quan, thính giác và xúc giác của trẻ. Sản phẩm tuyệt đối an toàn thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh, tất cả đồ chơi (plush toys) đều không độc hại khi trẻ cầm, nắm, hay ngậm. Đặc biệt, sản phẩm đồ chơi Fehn còn có âm thanh vui nhộn, tạo cảm giác thích thú cho trẻ khi chơi đùa. Thế giới tuổi thơ của bé sẽ tràn ngập trong những màu sắc sinh động và những nhân vật như chú hề hay những con vật đáng yêu: mèo, chuột, cún con, heo… Sự phong phú trong tính năng của từng sản phẩm đồ chơi Fehn đáp ứng nhiều nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ, tạo độ tin cậy tuyệt đối cho các bậc cha mẹ.
Giúp bé rèn luyện trí não và giác quan - 4
Những đồ chơi phát ra âm thanh vui nhộn, tạo cảm giác thích thú cho bé khi chơi đùa
Giúp bé rèn luyện trí não và giác quan - 5
Giúp bé rèn luyện trí não và giác quan - 6
Túi ngủ gấu Teddy dễ thương giúp giữ ấm bé khi ngủ
Giúp bé rèn luyện trí não và giác quan - 7
Đệm (lót) thay tã
Giúp bé rèn luyện trí não và giác quan - 8
Bộ đồ chơi treo nôi phát ra nhạc
Thương hiệu đồ chơi Fehn được Nannakids nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam với mong muốn mang đến cho trẻ em những sản phẩm chất lượng và an toàn nhất, giúp trí tuệ trẻ em Việt Nam vươn cao cùng bạn bè năm châu.

Đồ chơi trẻ em hướng về công nghệ cao và tính sáng tạo

Mặt hàng đồ chơi dịp Quốc tế Thiếu nhi 1-6 được quan tâm hơn bao giờ hết. Khắp nơi khuyến mãi kích thích sức mua, tổ chức sân chơi phục vụ các khách hàng nhỏ tuổi. 


Tại các trung tâm thương mại lớn như Vincom, The Garden, Savico Megamall, trung tâm triển lãm Vân Hồ…, các bé được vui chơi thỏa sức với đồ chơi sản xuất trong nước (ảnh) và nhận được nhiều phần quà hấp dẫn. Những sản phẩm đồ chơi nội (Made in Vietnam) năm nay đặc biệt thu hút khách hàng, bởi phụ huynh thường e ngại mức độ độc hại của đồ chơi nhập khẩu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Đồ chơi trẻ em năm nay  hướng về công nghệ cao, sự độc đáo trong mẫu mã và kích thích tính sáng tạo ở trẻ. Đáng chú ý, đồ chơi Made in Vietnam còn chinh phục cả thị trường quốc tế, bởi chỉ riêng trong tháng 5-2012, 150.000 sản phẩm đĩa bay và con quay TOSY được xuất khẩu lần đầu tiên tới Pháp, Tây Ban Nha và 16 nước Trung Đông…

Xu hướng mới chọn đồ chơi cho con: đồ chơi gỗ

Nỗi lo đồ chơi nhập ngoại không an toàn, thiếu tính giáo dục, khiến nhiều bậc cha mẹ có xu hướng lựa chọn đồ chơi “made in Việt Nam” cho các bé.

Sản phẩm không nhãn mác vẫn được bày bán tràn lan
Đồ chơi không nhãn mác được bày bán tràn lan trên phố Lương Văn Can
Dạo quanh các tuyến phố chuyên bán đồ chơi cho trẻ em như: Hàng Mã, Chả Cá, Lương Văn Can, chợ Đồng Xuân…không khí mua sắm đồ chơi cho dịp tết Trung thu đã bắt đầu sôi động. Hàng loạt các sản phẩm không có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng được bày bán tràn lan, trong đó chiếm lĩnh phần lớn là đồ chơi Trung Quốc.

Theo quy định của Bộ Khoa học – Công nghệ, ngày 15/9 tới, đồ chơi trẻ em không được dán tem kiểm định chất lượng sẽ bị tịch thu. Tuy nhiên, tại thị trường Hà Nội nhiều cửa hàng, tuyến phố kinh doanh mặt hàng này vẫn chưa hề có tem bảo đảm.

Một chủ cửa hàng trên phố Hàng Mã cho biết: “Cả năm chỉ có mấy dịp buôn bán kiếm lời, khi nào hết hạn chúng tôi sẽ tính tiếp. Hàng loạt búp bê, siêu nhân, đồ chơi xếp hình….tiêu thụ không bằng năm trước. Nếu không bán hết lô hàng này trước ngày 15/9, e rằng cửa hàng chúng tôi không dám bày bán vì sẽ bị xử phạt”.

Tết Trung thu năm nay, việc kinh doanh các mặt hàng đồ chơi cho trẻ em không sôi động như mọi năm. Nhiều ông bố, bà mẹ trẻ lựa chọn lên mạng sắm đồ cho con qua các kênh mua bán trực tuyến. Chị Lan (Yên Hòa, Hà Nội) cho biết: “Mua bán qua mạng khiến chị tin tưởng hơn, bởi đồ chơi có xuất xứ rõ ràng, lại tiện lợi, không phải lo hàng giờ đứng chọn mới được một món đồ cho con”.

Tai tiếng từ hàng loạt sản phẩm đồ chơi có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ như: gây hại gan, thận, thiếu tính giáo dục…khiến cho nhiều khách hàng dè chừng. Chị Lan Anh  (Hàng Đào, Hà Nội) kể: “Hôm qua cậu con trai nhất định đòi mua đĩa bay của Tàu, giá rẻ thôi nhưng tôi không mua, hôm trước có thấy cảnh báo loại đồ chơi này gây hại. Nên tôi rất cẩn thận khi mua sắm. Muốn cho bé chơi an toàn, lại phát huy được trí thông minh”.

Đồ chơi trong nước là xu hướng lựa chọn mới

Đồ chơi gỗ là lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh
Chị Phương Nga (Mễ Trì, Hà Nội) đang chọn món đồ chơi cho con tại siêu thị big C, cho biết: “Chọn đồ chơi cho con lúc này quá khó. Hàng của những thương hiệu nổi tiếng thế giới thì quá tầm so với thu nhập. Đồ chơi rẻ tiền của Trung Quốc thì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Do đó, tôi quyết định lựa chọn hàng Việt Nam. Sản phẩm nhựa chủ yếu chỉ là những món đồ giúp bé chơi trò chơi vận động. Đồ chơi gỗ đẹp, có tác dụng giúp trẻ phát huy tính sáng tạo nhưng mẫu mã lại chưa phong phú”.

Chọn mua cho con chiếc xe máy kiểu dáng xe Spacy của thương hiệu Nhựa Chợ Lớn, anh Tuấn Hùng (Khương Đình, Hà Nội) bộc bạch: “Hai đứa nhỏ nhà tôi nhiều năm nay chơi xe của Nhựa Chợ Lớn, từ xe đạp ba bánh đến xe hơi và xe hai bánh có động cơ. So với hàng ngoại, giá thành đồ chơi Nhựa Chợ Lớn dễ chấp nhận, chất lượng khá tốt”.

Năm nay, đồ chơi gỗ của Việt Nam được nhiều phụ huynh lựa chọn. Đồ chơi gỗ của Việt Nam không nhiều màu sắc sặc sỡ, không phát ra âm thanh ồn ào như đồ chơi Trung Quốc. Hơn nữa, đây là loại đồ chơi có thể giúp trẻ phát huy tính sáng tạo và kích thích sự phát triển tư duy.

Chị Nguyễn Hoa (Hà Đông, Hà Nội) tâm sự: “Nhiều lần nhìn thấy đồ chơi gỗ ở cửa hàng đồ chơi trong các trung tâm thương mại nhưng tôi không chú ý vì cứ nghĩ đồ chơi gỗ khó chơi. Gần đây, khi được người bán hàng tư vấn, tôi đã mua một bộ lắp ráp bằng gỗ cho con chơi. Cháu thích thú với trò chơi lắp ráp theo trí tưởng tượn. Vợ chồng tôi cũng có thể cùng chơi với con bằng những bộ đồ chơi này , đó cũng là một trong những cách giúp cha mẹ gần gũi con hơn”.

Anh Nguyễn Chiến Thắng – trưởng phòng kinh doanh công ty cổ phần Veesano (26 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) khẳng định: “Năm nay, nhiều đại lý phân phối của công ty chúng tôi nhập nhiều mặt hàng đồ chơi gỗ, cũng bởi độ an toàn cho trẻ. Tôi nghĩ đây là xu hướng tích cực. Không chỉ chọn đồ chơi rẻ, đẹp cho bé, mà nhiều bậc cha mẹ nên hướng tới những đồ chơi an toàn cho sức khỏe, và kích thích sự học tập của trẻ nhỏ”.

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

GIỚI THIỆU

Cửa hàng chúng tôi chuyên cung cấp các mặt hàng đồ chơi trẻ em với sự đa dạng về mẫu mã,giá cả cạnh tranh, chất lượng phục vụ cao,uy tín và bảo hành dài hạn.Hiện nay chúng tôi đang cung cấp một số lượng lớn cho thị trường các tỉnh phía bắc như : Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái nguyên. Thái Bình, Nam Định. . .Các mặt hàng đồ chơi Made in china và đang có nhu cầu tìm kiếm thêm khách hàng mới.vì vậy rất mong được sự ủng hộ của các bạn